Tiếng ViệtTiếng Việt

14 April, 2023

THẨM DUYỆT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

THẨM DUYỆT PCCC – QUY TRÌNH THẨM DUYỆT HỒ SƠ THIẾT KẾ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Quy trình thẩm duyệt PCCC đúng quy định mới 2023

Thẩm duyệt PCCC là một trong số những công việc thuộc yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở theo Nghị Định 136/2020-ND-CP . Việc thẩm duyệt thiết kế PCCC phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện, sau đó phải được cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt, nghiệm thu.

Công tác thẩm duyệt PCCC, hồ sơ dự án và thiết kế, Dự án, công trình hay hạng mục công trình khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòng cháy chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy trước khi thi công.

Quy trình thực hiện thẩm duyệt thi công PCCC

Hiểu một cách đơn giản là việc xin thủ tục thẩm duyệt PCCC cũng giống như xin cấp giấy phép xây dựng nhà vậy. Viêc thực hiện theo một quy trình cụ thể mà chúng ta cần làm như sau.

Thứ nhất : Khi tiến hành muốn xây dựng một hệ thống PCCC, bạn cần tìm một công ty chuyên nghiệp, có năng lực chuyên nghành. Có tư cách pháp nhân để tư vấn, khảo sát, thực hiện báo giá cho toàn bộ dự án PCCC

Thứ 2 : Căn cứ vào thực tế, quy mô, yêu cầu của chủ đầu tư, đơn vị thiết kế sẽ cho ra bản vẽ thiết kế phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ công trình. Nó hoàn toàn giống kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà cho bạn

Thứ 3 : Nhận bản thiết kế thì thông thường đơn vị tư vấn sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC để trình thẩm duyệt PCCC trên bản vẽ xem có đúng, đủ theo quy định của pháp luật về yêu cầu PCCC không?

Thứ 4 : Nếu thủ tục thẩm duyệt đạt yêu cầu thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp giấy phép chứng nhận thẩm duyệt PCCC đạt yêu cầu. Lúc đó chủ quản công trình sẽ mời thầu đơn vị chuyên về thi công PCCC để thực hiện công trình. Đơn vị tư vấn giám sát có thể được thuê để giám sát thi công công trình họ đã thiết kế

Thứ 5 : Sau khi thi công xong thì đơn vị chủ đầu tư sẽ lập hồ sơ đề nghị cơ quan PCCC nghiệm thu công trình đã thực hiện xong. Nếu đạt yêu cầu thì coi như đã hoàn thiện cơ bản về thi công phòng cháy chữa cháy

thẩm duyệt thiết kế PCCC-3

Quy trình thủ tục thẩm duyệt một dự án PCCC bao gồm

1. Hồ sơ thẩm duyệt PCCC

Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

- Đối với đồ án quy hoạch xây dựng:

(1) Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06);

(2) Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

- Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại các mục 15 và 16 Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt):

(1) Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

(2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình;

(3) Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;

- Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình:

(1) Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

(2) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;

(3) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;

(4) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

(5) Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

- Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình:

(1) Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

(2) Văn bản góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

(3) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;

(4) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;

(5) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

(6) Dự toán xây dựng công trình;

(7) Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

(8) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh);

(9) Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);

- Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:

(1) Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

(2) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

(3) Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

Lưu ý: Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.

Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.

(Khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

Bản vẽ thiết kế PCCC

2. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế PCCC

Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

- Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;

- Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;

- Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với các dự án còn lại;

- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại;

- Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

(Khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

3. Đối tượng thực hiện thẩm duyệt PCCC

- Chủ đầu tư các dự án, công trình quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ nhưng không thuộc đối tượng thực hiện thủ tục hành chính tại cấp Trung ương, và những dự án, công trình theo ủy quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

4. Cơ quan thực hiện thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh là đơn vị có chức năng thẩm duyệt các dự án PCCC tại địa phương đó

5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về thẩm duyệt PCCC

Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC và đóng dấu “ĐÃ THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY” vào các bản vẽ hoặc văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với thiết kế cơ sở, dự án thiết kế quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.

Bản vẽ thiết kế thi công PCCC

DTC E&C – Đơn vị thiết kế thi công xây dựng uy tín, chất lượng

DTC E&C có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia pháp luật, KTS chuyên nghiệp, chúng tôi đảm bảo có đủ năng lực và tư cách pháp nhân để thực hiện thiết kế thi công PCCC

DTC E&C là đơn vị có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện thiết kế thi công PCCC

Để biết thêm thông tin và tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Cổ Phần DTC E&C Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Central Point, 129 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Mail: info@daitech.com.vn

Web: daitech.com.vn/ dtcfurniture.vn /  https://noithatdaitech.com

Điện thoại: 024 3556 0037

Zalo: 098 1551 855